Theo một loạt các báo cáo chuyên đề của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các quốc gia ASEAN có thể giúp tránh những cú sốc về giá gạo thế giới bằng cách giảm hạn chế xuất khẩu, đặt tầm quan trọng ít hơn vào vấn đề tự cung tự cấp, rà soát lại chương trình cam kết gạo của Thái Lan, và phát triển chính sách điều phối gạo với Ấn Độ và Pakistan.
Lourdes Adriano, Trưởng nhóm công tác về Nông nghiệp, An ninh lương thực và Phát triển nông thôn thuộc Vụ Phát triển Khu vực Bền vững của ADB cho biết: “Cho đến nay, thị trường gạo có vẻ vẫn giữ được sự ổn định và hiện tại ước tính sản xuất cho thấy rằng giá tổng thể sẽ vẫn ổn định, đây là tin tốt sau một thời gian lo lắng về vấn đề thị trường ngô, lúa mì và đậu tương toàn cầu. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng phục hồi và đảm bảo rằng giá gạo không tăng quá mức để người nghèo trong khu vực có thể chấp nhận được, các nhà hoạch định chính sách phải nghĩ và hành động ở tầm khu vực.”
Giá gạo năm 2007-2008 tăng đột biến một phần là do hạn chế xuất khẩu và việc thu mua dồn dập của các nhà nhập khẩu. Các báo cáo, được xuất bản gần đây bên ngoài Diễn đàn Thương mại Gạo ASEAN tổ chức bởi Ủy ban Dự trữ An ninh Lương thực ASEAN, Ban thư ký ASEAN và ADB, cho thấy hạn chế thương mại khu vực đẩy giá gạo thế giới tăng 149%.
Thay vào đó, các báo cáo này còn đề xuất rằng những nước nhập khẩu gạo nên giảm mục tiêu tự cung tự cấp để đổi lấy cam kết từ những nước xuất khẩu, tránh xa việc hạn chế xuất khẩu đơn phương. Các nước nhập khẩu sẽ cảm thấy ít nhu cầu hơn về tự bảo hiểm trước những gián đoạn thương mại và các nước xuất khẩu có thể có được những thị trường mới.
Giả sử điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện vĩ mô vẫn vậy, sản lượng gạo ở các nước ASEAN dự đoán sẽ tăng 1,37% mỗi năm, từ 110,5 triệu tấn năm 2010-2011 lên 128,3 triệu tấn năm 2021-2022. Sản lượng thu hoạch sẽ tăng 1,22% hàng năm trong khi diện tích thu hoạch ở khu vực sẽ tăng thêm 0,15% lên gần 47 triệu hecta vào năm 2022.
Thái Lan theo dự đoán sẽ trở thành nước sản xuất gạo đứng đầu thế giới, tuy nhiên báo cáo chuyên đề này lưu ý rằng chương trình cam kết gạo của Thái Lan đảm bảo rằng nông dân sẽ nhận được nhiều hơn giá thị trường cho lúa gạo của mình, đã khiến cho các công ty xuất khẩu của mình nản lòng, dẫn đến việc thua thiệt liên tục trong tổng thu nhập từ xuất khẩu gạo từ cuối năm 2011. Tính đến 28 tháng 5 năm 2012, xuất khẩu giảm 43,1% tương đương với 2,86 triệu tấn.
Báo cáo Tăng cường khả năng phục hồi đối với biến động cực đoan của giá gạo ở khu vực ASEAN cũng cảnh báo rằng nếu Ấn Độ phải cấm xuất khẩu trở lại vì nước này thanh lý gạo dự trữ và chịu ảnh hưởng của hạn hán, và như vậy thì nền kinh tế lúa gạo toàn cầu có thể bị thắt chặt một cách nhanh chóng.
Điều này đặc biệt đúng nếu Thái Lan duy trì mức sàn giá lúa cam kết cao, vì nó có hiệu quả như một dạng thuế ngầm áp vào việc xuất khẩu gạo. Sự leo thang của giá gạo thế giới gần đây, và đặc biệt đối với tất cả các loại gạo tấm của Việt Nam, là vì thương nhân Thái Lan đang thu mua gạo Việt Nam thông qua biên giới Campuchia - Thái Lan để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu của họ. Thu mua lúa gạo thông qua tuyến đường này vẫn còn rẻ hơn cho các thương nhân Thái Lan so với mua gạo Thái Lan với giá cao.
Campuchia, CHDCND Lào và Myanmar có tiềm năng sản xuất tốt với tài nguyên đất và nước sẵn có, tuy nhiên cần đầu tư vào giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng thị trường, nghiên cứu và phát triển để sản xuất nhiều hơn trong khi vẫn sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, và cần có những cải tiến trong sản xuất và chất lượng xay xát.
ASEAN cũng cung cấp gạo cho các nước Châu Phi. Năm 2011, Thái Lan và Việt Nam cung cấp hơn một nửa tổng sản lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi. Cùng với Ấn Độ và Pakistan, bốn nước sản xuất gạo này cung cấp khoảng 4/5 nhu cầu gạo của Châu Phi.